Logistics hiện nay là ngành được đánh giá sẽ phát triển vượt triển vọng trong các năm tới và mang nhiều cơ hội việc làm cho nguồn nhân lực trong ngành. Tuy nhiên, ngành Logistics hiện nay đang cần nguồn nhân lực chất lượng cao. Vậy có nên học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng hay không, hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!!

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì 

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển. Cụ thể là lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, kiểm soát nguồn nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ. 

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng sẽ cung cấp cho người học một bức tranh toàn cảnh về quá trình sản xuất – kinh doanh để nhà quản trị đưa ra các chiến lược phát triển. Với mục tiêu tối ưu hóa chi phí và phân phối hàng hóa một cách hiệu quả từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. 

Tham khảo thêm: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Học những gì? 

Tại sao nên học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng?

Bên cạnh việc thắc mắc về ngành học, hiện nay các bạn trẻ vẫn còn băn khoăn có nên học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng hay không? Sau đây sẽ là những lý do giúp bạn nhận ra đây là ngành phù hợp với bạn.

Lý do thứ nhất: Mức thu nhập khủng 

Các công việc Logistics khởi điểm hiện nay vừa đa dạng, vừa sở hữu mức lương cạnh tranh so với các ngành khác. Khi mới ra trường, bạn có thể dễ dàng kiếm được công việc với mức lương khá (từ $300 trở lên) tùy theo công việc bạn chọn. 

Theo Tổng cục Thống kê, mức lương khởi điểm của nhân viên Logistics tại Việt Nam vào khoảng 350 – 500 USD/tháng; mức lương trung bình của vị trí quản lý Logistics là 3.000 – 4.000 USD/tháng và Giám đốc chuỗi cung ứng là 5.000 – 7.000 USD/tháng (124-173 triệu đồng).

Lý do thứ hai: Cơ hội việc làm 

Theo dự báo, trong 3 năm tới, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics sẽ cần thêm khoảng 18.000 lao động, trong khi các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và dịch vụ sẽ cần hơn một triệu nhân sự có chuyên môn về Logistics. Với sự thiếu hụt nhân sự như hiện tại, sau khi ra trường, các bạn sẽ dễ dàng lựa chọn công việc cũng như doanh nghiệp mà bản thân muốn công tác. 

Lý do thứ ba: Đa dạng việc làm tùy cấp độ 

Nhằm đảm bảo dòng chảy chuỗi cung ứng được xuyên suốt và liền mạch, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có rất nhiều cấp độ công việc tùy theo năng lực và trình độ nhân lực. Cụ thể sẽ có những vị trí sau đây:

  • Nhân viên lập kế hoạch/ phân tích: chịu trách nhiệm tập hợp dữ liệu, xác định vấn đề và phát triển những khả năng nhằm hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng
  • Nhân viên thu mua: Xác định nguồn hàng, đánh giá, lựa chọn nhà cung ứng, đàm phán hợp đồng và duy trì mối quan hệ hợp tác với họ.
  • Nhân viên kho hàng: Chịu trách nhiệm kiểm kê chất lượng hàng hóa, giám sát lưu lượng hàng, làm việc với các kho và phân phối hàng hóa hợp lý.
  • Điều phối viên vận tải: Quản lý các mối quan hệ với nhà vận tải và các bộ phận liên quan để đảm bảo hàng hóa được phân phối đúng thời hạn.
  • Nhân viên cung cấp dịch vụ Logistics: Kinh doanh, điều phối, chăm sóc khách hàng,… 
  • Nhân viên chứng từ, khai báo Hải quan: Chuẩn bị hồ sơ chứng từ, thực hiện các thủ tục cần thiết để thông quan, xử lý giấy tờ và công việc liên quan đến giao nhận, bàn giao hàng hóa.  

Lý do thứ 4: Môi trường làm việc Quốc tế

Một trong những lý do thú vị khi bạn theo học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là bạn có thể sở hữu kinh nghiệm về kinh doanh trên thương trường quốc tế. Ngoài ra, bạn cũng sẽ xây dựng được mối quan hệ với các đối tác chuyên nghiệp ngoài nước nếu doanh nghiệp của bạn làm việc với các khách hàng quốc tế. 

Để có thể công tác tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp đa quốc gia, bạn cần chuẩn bị cho mình kiến thức chuyên môn, các kỹ năng mềm cũng như vốn ngoại ngữ tốt. 

Ngoài ra, với xuất phát điểm từ các trường đại học nước ngoài hoặc bằng cấp quốc tế cũng sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Hiện nay, trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM đang hợp tác cùng ĐH Quốc gia Hàng hải và Hải dương Hàn Quốc thực hiện chương trình đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng và ĐH Tongmyong Hàn Quốc thực hiện chương trình Quản lý Cảng và Logistics. Cả hai chương trình đều được đạt chuẩn quốc tế, 100% Tiếng Anh với mức học phí và học bổng vô cùng hấp dẫn.

Bài viết đã chia sẻ cơ bản về khái niệm Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì, cũng như đưa ra những lý do giúp bạn cân nhắc có nên học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng hay không. Hy vọng các bạn sẽ chọn được hướng đi cho hành trình sắp tới của mình. 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

>>Ngành Logistics là gì? Ngành Logistics ra trường làm gì?

>>Học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có dễ xin việc không? 

>>Trường dạy Logistics tốt nhất hiện nay

Facebook Comments
SHARE