Khi tìm hiểu về bất kỳ ngành học nào, các bạn trẻ đều quan tâm liệu sau khi ra trường có thể xin việc làm dễ dàng không? Cơ hội việc làm của ngành như thế nào? Đối với ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, các bạn chắc chắn cũng có những thắc mắc tương tự. Trong bài viết này, Viện IEC sẽ giải đáp tất thảy các thắc mắc này, với mong muốn giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng và triển vọng phát triển sự nghiệp trong tương lai nếu lựa chọn ngành này
Mục lục
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có dễ xin việc không?
Không như những ngành mang tính đặc thù khác, Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng được đánh giá là ngành mang tính thực tiễn cao, cũng như sở hữu môi trường làm việc năng động và đa dạng các vị trí công tác.
Bên cạnh đó, lĩnh vực này còn rất khuyến khích khả năng sáng tạo và đem đến mức thu nhập cao, phù hợp với các bạn thích được trải nghiệm đây đó, và có khả năng ngoại ngữ tốt. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, nhân lực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành dịch vụ logistics, thiếu cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện có khoảng 200.000 nhân viên chuyên nghiệp trong tổng số gần 1 triệu người. Thế nên, đây là một cơ hội tiềm năng cho các bạn trẻ đang muốn tìm hiểu và theo đuổi lĩnh vực này.
Về cơ hội việc làm sau khi ra trường của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, bạn sẽ có những vị trí làm việc linh hoạt phù hợp với chuyên môn, tính cách của mình. Chẳng hạn như bạn có thể làm việc ở các phòng ban Thu mua, kế hoạch, kho vận, dịch vụ khách hàng, chứng từ – hải quan và đảm nhiệm các công việc như:
- Lập kế hoạch vận chuyển, dự báo nhu cầu
- Vận hành và quản lý dịch vụ Logistics cũng như chuỗi cung ứng
- Quản lý các hệ thống kho vận, vật tư, thu hồi
- Thiết kế giải pháp tổng thể để cải thiện các hoạt động Logistics
- Tư vấn chiến lược Logistics và chuỗi cung ứng
Cơ hội làm việc của Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Nhu cầu việc làm của thị trường
Tuy là ngành “xương sống” của nền kinh tế toàn cầu, nhưng nguồn nhân lực của Logistics Việt Nam vẫn chưa đáp ứng ứng đủ yêu cầu của ngành về số lượng lẫn chất lượng. Cụ thể về nhân lực có trình độ Tiếng Anh nghiệp vụ còn rất ít, dẫn đến mức độ “khao khát” nhân lực ngày càng tăng.
Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, 50% số doanh nghiệp logistics có nhu cầu cần tuyển dụng thêm 15 – 20% nhân viên và đến năm 2030 nước ta cần đến hơn 200 nghìn nhân lực phục vụ cho ngành này, đó là chưa kể đến nhu cầu nhân lực logistics tại các doanh nghiệp sản xuất và thương mại.
Các cơ hội làm việc của ngành
Theo như bảng xếp hạng của Agility, Việt Nam lọt top 11 thị trường logistics mới nổi trên thế giới. Và nếu xét trên yếu tố các cơ hội logistics quốc tế, Việt Nam xếp hạng 4 thế giới và được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển logistics hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Không những thế, con số nhân lực mà các doanh nghiệp Việt Nam đang cần hiện là 200.000 lao động, và sẽ còn tăng rất nhiều trong thời gian sắp tới, khi nền kinh tế nước ta tăng cường hội nhập, giao thương kinh tế giữa các nước phát triển. Chính vì vậy, có thể nói cơ hội việc làm về Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đang vô cùng rộng mở đối với các bạn trẻ đam mê với ngành này.
Phạm vi tuyển dụng đa dạng
Khi theo đuổi ngành học này, bạn sẽ có cơ hội lựa chọn công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ doanh nghiệp logistics, chuỗi bán lẻ đến các công ty sản xuất, phân phối hay các công ty tư vấn và cơ quan quản lý nhà nước đến các trường Đại học – Cao đẳng.
Về các doanh nghiệp tiêu biểu có yêu cầu tuyển dụng Chuyên viên về Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng:
- Công nghiệp: Bosch, Intel, Vinamilk, Nestle, Scancom, ThaiBev, Unilever, Jabil, Samsung, Framas, Heineken, Ajinomoto, Budweiser, Greenfeed, Jotun, Mondelez, Schneider Electric…..
- Dịch vụ Logistics: Gemadept, Transimex, YCH, DHL, UPS, Fedex, Schenker logistics, ITL,…
Vận tải: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Tân cảng Sài Gòn, hãng tàu CMA-CGM, ABA Cooltrans, AJ Total,… - Bán lẻ: Big C, Coopmart, VinGroup, Lotte, Aeon, Vinmart, DKSH, ….
- Thương mại điện tử (E-commerce): Lazada, Shopee, Tiki, Ahamove, GHTK, Onpoint,…
- Các cơ sở đào tạo: các trường Đại học, Cao đẳng, Viện – Trung tâm
- Nghiên cứu tư vấn: CEL, VLI, JLL, TMX, KPMG,…
- Cơ quan quản lý nhà nước: Bộ Công thương-Sở Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải….
Hiện nay, các doanh nghiệp đã dần mở rộng hoạt động kinh doanh ngoài nước, cũng như thị trường đang khan hiếm nguồn nhân lực có trải nghiệm thực tiễn và kỹ năng Tiếng Anh nghiệp vụ. Vì vậy, để tăng khả năng có việc làm tại các doanh nghiệp lớn trong ngành, bạn cần lựa chọn theo học tại những chương trình đào tạo uy tín, có cơ sở vật chất hiện đại.
Hiểu được nhu cầu này, trường ĐH Giao thông Vận tải TP. HCM đã hợp tác cùng ĐH Quốc gia Hàng hải và Hải dương Hàn Quốc thực hiện chương trình đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng và ĐH Tongmyong Hàn Quốc thực hiện chương trình Quản lý Cảng và Logistics. Đạt điều kiện về chương trình chuẩn quốc tế, 100% Tiếng Anh với mức học phí và học bổng vô cùng hấp dẫn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
>> Cơ hội việc làm Logistics và khai thác Cảng
>> Ngành Logistics – Làm cách nào để trúng tuyển vào Trường Đại học dạy Logistics tốt nhất hiện nay?
>> Du học Logistics? Nên chọn chương trình liên kết của IEC